Nhận biết các công ty có dấu hiệụ lừa đảo
Trên thị trường nội thất hiện nay đang xuất hiện rất nhiều các công ty nội thất có dấu hiệu lừa đảo khách hàng. Bằng cách thông qua quảng cáo hoặc nhái lại hình ảnh, nội dung website, nội dung quảng cáo của cac công ty có uy tín để đánh lạc hướng khách hàng, lừa khách hàng mua những sản phẩm nội thất kém chất lượng, không đúng nguồn gốc sản xuất. Sau đây là các dấu hiệu khách hàng có thể tham khảo để nhận biết các công ty lừa đảo này:
1. Họ sẽ có tình nhái lại giao diện website, nội dung website, hình ảnh sản phẩm và thông tin quảng bá trên website của các công ty có uy tín về nội thất hiện nay ( thực tế đã có công ty copy nội dung quảng cáo, phương thức bán hàng, giao diện wesite của SOFA BTM). Họ làm điều này với mục đích làm cho khách hàng lầm tưởng và cố gắng lái khách hàng sang các sản phẩm kém chất lượng của họ. Vì vậy, khách hàng cần đối chiếu nộ dung quảng cáo và thực tế, Nếu có sự khác nhau, hãy tránh xa những công ty nay.
2. Khi bạn liên hệ để xem sản phẩm, bạn sẽ thấy sự không nhất quán giữa thông tin họ quảng cáo trên mạng quảng bá trên website của họ. Nhân viên của họ sẽ tìm cách lái bạn sang sản phẩm khác của họ thay vì cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin chi tiết về sản phẩm mà bạn quan tâm.
3. Có một vài đơn vị thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi: Họ tìm dựa vào một thương hiệu nôị thất của nước ngoài sau đó thêm hoặc bớt một chữ cái ở giữa hoặc ở cuối thương hiệu đó ( VD: Thương hiệu thật là Calia Italia( thương hiệu của Ý) thì thương hiệu họ giả mạo sẽ là Calisa Italia hoặc thương hiệu thật là Zolano ( thương hiệu của Malaysia) thì họ đổi thành Zolanor. Khách hàng rất dễ bị nhầm lẫn vì thực tế họ sắn sàng đưa địa chỉ website của công ty thật cho khách hàng kiểm chứng, nhưng vì không để ý nên khách hàng không nhận ra là mình đang bị lừa. Vì vậy háy chú ý tên thương hiệu đầy đủ của nhà cung cấp và tự khách hàng search qua google để tìm website của nhà sản xuất. Nếu tìm không thấy website của nhà sản xuất thì đó chính xác là lừa đảo. Hãy phản ánh với các cơ quan chức năng để họ xử lý.
4. Một số đơn vị làm giả CO và giấy tờ nhập khẩu: Hãy chú ý vấn đề này vì đây là trường hợp diễn ra khá phổ biến hiện nay. Khách hàng nên kết hợp các biện pháp kể trên với nhau để tìm ra điểm mâu thuẫn trong lời nói, việc làm và giấy tờ lien quan đến nguồn gốc sản phẩm. Dù có tinh vi đến đâu thì vẫn có mâu thuẫn, vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể nhận ra để tránh bị lừa.
Hãy tham khảo thêm các thông tin chi tiết dưới đây về phân biệt nguồn gốc sản phẩm:
Hiện nay có rất nhiều đơn vị lợi dụng sự cả tin của khách hàng quảng cáo và bán các sản phẩm nội thất của họ sai với nguồn gốc xuất xứ thực sự của sản phẩm. Ví dụ: Quảng cáo là hàng nhập khẩu Malaysia hoặc Italia nhưng thực chất là hàng Trung Quốc hoặc hàng Việt Nam. Thậm chí có những đơn vị còn làm giả CO ( giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm) để lừa bịp khách hàng. Sofa BTM xin cung cấp một số phương pháp nhằm giúp khách hàng kiểm chứng tốt nhất, đầy đủ nhất nguồn gốc thực sự của hàng nội thất nhập khẩu trước khi có quyết định mua:
Hướng dẫn kiểm tra nguồn gốc hàng nội thất nhập khẩu trước khi mua hàng tại thị trường Việt Nam
1. Yêu cầu nhân viên bán hàng cho xem ngay tại chỗ bản CO ( chứng nhận xuất xứ hàng hóa) trong quá trình xem hàng. Một số đơn vị không minh bạch sẽ từ chối yêu cầu này của khách hàng bằng cách yêu cầu khách hàng mua hàng trước rồi mới cung cấp CO hoặc lấy lý do khác để trì hoãn việc cung cấp CO này. Khách hàng lưu ý hãy tránh xa những công ty này vì sự mập mờ của họ. Hãy chọn những công ty nhân viên sẵn sàng cung cấp CO cho bạn ngay lập tức.
2. Sau khi kiểm tra CO (tất nhiên CO vẫn có thể bị làm giả bởi kỹ thuật phoshop hiện nay), khách hàng nên yêu cầu nhân viên bán hàng cung cấp thông tin của nhà sản xuất. Theo đó, bao gồm các thông tin: Thương hiệu hàng hóa ( VD: Hugo , Omega, Saporini… vv.), website của nhà sản xuất, tên và thông tin liên lạc của người đại diện cho nhà sản xuất. Bằng cách này khách hàng có thể kiểm tra trực tiếp với nhà cung cấp xem sản phẩm của mình có thực sự là của nhà cung cấp mang thương hiệu đó không ( gửi email hoặc điện thoại cho nhà sản xuất để kiểm tra thong tin).
3. Nên nhớ là bất cứ nhà sản xuất nào cũng có website riêng của họ và họ sẵn sàng trả lời bất cứ thông tin nào mà bạn hỏi liên quan đến sản phẩm của họ. Nếu công ty bán hàng không sẵn sàng cung cấp thông tin website của nhà sản xuất, không muốn bạn liên hệ với nhà sản xuất thì chắc chắn bạn phải cân nhắc lại. Bạn tuyệt đối không nên mua bất cứ sản phẩm nào mà nhà sản xuất không có webstie riêng của họ hoặc bạn email hỏi thông tin mà họ không phản hồi lại. Chắc chắn đó là lừa đảo!
Bằng hai bước kiểm tra nhanh như đã nêu trên, khách hàng sẽ xác định được công ty nào bán hàng chính hãng và công ty nào đang mập mờ đánh lận con đen để lừa đảo khách hàng.